8 thg 6, 2007

GIANG HỒ THI HẬN


Dựa trên "hồi ký Tự động hóa Sản xuất". Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền được ký ngày hôm qua giữa tác giả và nhân vật chính.

Chốn võ lâm vốn đầy rẫy hận thù, người võ lâm vốn nặng mang tâm sự. Có những kẻ vốn chỉ sống để trả thù. Yêu rồi hận, càng hận càng yêu, đó chính là võ lâm vậy.

Hồi 1: Khảo thí, máu hay lửa?

Một khắc kết thù, truyền đời chưa rửa sạch

Năm Đinh Hợi, Y2K thứ 7, võ lâm Đại Việt xôn xao vì sự kiện €œRobot đài€ với sự thất bại chưa từng có của anh hùng Bách Khoa sơn, trong 15 cao thủ các bang phái đến từ Bách Khoa Sơn vỏn vẹn 3 người vượt qua vòng sơ khảo. Bách Khoa sơn, một hòn núi nổi tiếng khắp võ lâm Đại Việt, tọa lạc ở Q10, TPHCM, hùng vĩ chiếm cả 1 góc đường. Đứng ở dưới nhìn lên, những tòa viện thấp thoáng sau hàng cây cao vút đủ loại lá um tùm, lác đác trong đó vài tòa tháp 5 tầng vượt lên trên khung cảnh trông như những vết sơn chói chang quệt lên trên bức tường cũ kỹ già  nua. Bách Khoa sơn đang vào mùa €œtỉ thí nên ẩn sau cái vẻ ngoài nhợt nhạt thường thấy là sự sôi sục dữ dội của những trận quyết đâu.

Chuyện bắt nguồn từ môn quy của Cơ Khí bang, theo đó, sau nhiều năm khổ ải tu luyện, đệ tử nào muốn hạ sơn hành đạo phải vượt qua những thử thách cam go nhất của bổn phái. Tuy nhiên tùy theo mỗi võ môn mà  các thử thách đặt ra lại khác nhau ít nhiều, trong đó Cơ Khí chính tông vốn bảo thủ, nổi tiếng toàn Bách Khoa sơn với những bài thử thách cực kỳ khó khăn được lưu giữ từ thưở lập môn. Những bài thi gồm cả ngọai công hàn, tiện, mẫu, phay, bào, đúc tới nội công như Tự động hóa Sản xuất đến cả độn pháp như Truyền động cơ kh퀝 hay thiết kế máy€. Trong suốt quá trình tu luyện, không ít đệ tử Cơ khí chính tông đã bỏ mạng vì chính võ công bá đạo của môn phái. Nói đến Cơ khí bang, không thể bỏ qua không nhắc đến tứ đại hộ pháp Long€, Lân, Lộc, Liễm, những bậc tiền bối nổi danh thiên hạ không chỉ bởi đức cao, vọng trọng mà còn bởi võ công cao thâm khó lường. Ngay đến cả những kẻ đã xuất sơn hành đạo nhiều năm cũng không bao giờ quên nhắc tới các bậc tiền bối trong những lúc thư nhàn đàm đạo. Có thể nói, dưới chân Bách Khoa sơn, kẻ nào không biết đến danh tiếng tứ đại hộ pháp, kẻ đó không thể là đệ tử của Cơ khí bang.

Một ngày mưa tầm tã, mây đen giăng kín, sấm chớp ầm ầm, Cơ khí bang đang tổ chức đợt khảo thí cuối cùng các đệ tử nhất đẳng, chỉ những kẻ nào qua được lần sát hạch này mới có thể bước vào đợt thi đấu với các đại hộ pháp của môn phái trước khi xuất sơn. Mặc dù là đợt sát hạch cuối cùng và cũng theo như truyền thống đây là đợt đơn giản nhất của võ môn đường €œchế tạo máy€, nhưng trong đại sảnh đường của Cơ điện, gương mặt 25 đệ tử lại thể hiện vẻ căng thẳng rõ rệt như sắp vào trận sinh tử, miệng kẻ nào cũng lầm rầm khẩu quyết œtự động sản xuất thần công€. Thì ra, người đứng ra khảo sát họ hôm nay chính là Ph.D Diệp Cô Thành, hộ pháp của Cơ điện võ môn. Tại sao những kẻ này, vượt qua biết bao nhiêu trận quyết chiến, vào sinh ra tử lại tỏ vẻ căng thẳng đến vậy, Diệp Cô Thành kia có gì ghê ghớm?

Như đã nói ở trên, Cơ điện võ môn vốn chỉ là chi nhỏ nhất trong Cơ khí bang nhưng lại mang trong mình khát vọng Tây du€ (not Tây Du Ký) mãnh liệt. Đây là một võ môn nổi tiếng thần bí của Cơ khí bang, bản thân 3 chữ Cơ điện tử€ đã chứa nhiều bí ẩn, rất ít người hiểu được cặn kẽ về võ môn này. Chỉ có thể nói Cơ điện vốn thiên về nội công tâm pháp, do đó đệ tử phải là những kẻ có ngộ ý hơn người được lựa chọn với nhiều tiêu chí phức tạp mà đến nay người ngoài không thể biết, ngay cả những kẻ được chọn cũng ko hiểu vì sao. Võ công của Cơ điện lại càng bí ẩn và võ lâm Đại Việt dường như rất ít người được chứng kiến tận mắt đệ tử Cơ điện thi triển võ công. Trừ đại hộ pháp, các hộ pháp khác của cơ điện tử đều chỉ mới ngoài 20 tuổi, họ vốn là những đệ tử xuất chúng của môn phái sau nhiều năm bôn ba trở về mang trong mình những công phu tuyệt đỉnh được võ lâm đồn đại như €œCơ trí tuệ công€, €œThần nhãn công€, €œLăng ba ảnh công€,... Tuy nhiên khi hỏi về công dụng của những món công phu này, thì kẻ nào cũng lắc đầu lè lưỡi tỏ ra hoàn toàn không biết. Trong số các vị hộ pháp, nổi lên một người cực kỳ xuất chúng mà gần đây võ lâm không ngớt đồn đại, chỉ sau một thời gian ngắn xuất sơn người này trở về với những công phu cao thâm biến ảo khó lường khiến ngay cả các bậc đại hộ pháp cũng phải ngạc nhiên vô kể. Tất nhiên, đạt được thành tựu cao trong một thời gian ngắn như vậy kẻ đó không khỏi đem lòng tự mãn, mục hạ vô nhân. Đó là Ph.D Diệp Cô Thành, tân hộ pháp của Cơ điện.

Lại nói về 25 đệ tử đang xếp hàng trong đại sảnh đường Cơ điện chờ tới lượt được khảo thí, mặt mày ai nấy đều có vẻ căng thẳng nhưng riêng kẻ ở cuối hàng lại có tâm thần rất thư thái, hắn ko có vẻ gì là đang đọc khẩu quyết, lắng nghe kỹ hình như hắn đang ngâm nga €œtháng sáu trời mưa€ tâm pháp. Kẻ này là ai, thân thế thế nào mà  tỏ ra bản lãnh đến vậy. Thì ra hắn chính là Tây Môn Nam Thái, đại công tử nổi tiếng của dòng họ Tây Môn mà người đời đồn đại €œThái ta quê ở chợ chiều, nhà cao cửa rộng chính là hắn ta€. Một kẻ như thế thì há gì Cô Thành lão tử.

Trong đợt khảo thí này mỗi nhóm 4 đệ tử phải đăng đài lập trận tỉ thí với chủ khảo. Trận đồ thiết lập với mục đích phòng thủ nhưng các đệ tử vẫn có quyền tấn công, sau 10 chiêu nếu trận đồ vẫn vững tức là họ vượt qua đợt sát hạch. Như đã nói, tự thưở lập môn đây vốn là đợt khảo thí dễ dàng nhất của môn phái, để giữ gìn nội lực, các chủ khảo chỉ ra 10 chiêu chiếu lệ. Nhưng đó chỉ là khi Diệp Cô Thành chưa trở thành hộ pháp của Cơ điện võ môn. Để không hổ danh với câu nói bất hủ €œta đã ra chiêu liệu kẻ nào đứng vững€, Diệp Cô Thành không ngừng ra những chiêu hiểm độc tới tấp đánh vào bọn đệ tử tội nghiệp. Cho tới khi nhóm cuối cùng đăng đài, không một trận đồ nào đứng vững. Sự tự mãn của Diệp Cô Thành đã lên tới đỉnh điểm. Nhìn hắn đứng trên võ đài, phong thái ngạo mạn của đạii công tử nhà họ Tây Môn lúc này đã mất sạch, thay vào đó là sự sợ hãi tột cùng. Cũng phải, bởi suốt thời gian qua hắn ta không hề cùng đồng môn luyện công mà thương xuyên lui tới €œDa hu chấm cơm lầu€ để tán tỉnh các em gái thơ ngây dại khờ. Vì bê trễ luyện công, hắn cứ lóng nga lóng ngóng không vào được phương vị nên hoàn toàn sơ hở, cả nhóm chỉ 1 gã vào được thể thủ. Nhưng gã này, thấy đồng môn bị tấn công tới tấp, hắn chẳng mảy may động lòng mà vẫn chỉ lo thân thủ kỹ, chỉ sau 3 chiêu tiên cả 3 gã tội nghiệp đã thổ huyết như suối. Diệp Cô Thành càng đánh say chiêu, liên tục xuất những đòn độc môn đánh tới tấp vào 3 tên đệ tử tội nghiệp. Mới đó đã qua 9 chiêu lúc nào không hay, lúc này Cô Thành mới nhớ đến tên ở mé cuối trận, với 1 chiêu cuối cùng, hắn dự định thổi bay gã này khỏi đài như lá khô trước gió.

Lại nói đến tên đệ tử ích kỷ, đếm đến chiêu thứ 9, hắn đang cười thầm vì sắp thoát nạn, thì chợt thấy ở chưởng kình bạt núi thôi sơn ở đâu ập tới, trong lúc nguy cấp bao nhiêu chiêu thức của hắn bay sạch, tay chân đột nhiên lóng ngóng. Hắn hoảng hốt lùi liền mấy bước, đúng lúc chưởng kình ập tới thì chân hắn vướng phải 1 trong 3 gã đồng môn té ngửa, thoát nạn trong gang tấc một cách thần kỳ. Cay cú vì đánh hụt, nhưng Cô Thành cũng đành ngậm ngùi vì hắn đã ra 10 chiêu liên tục, chỉ tội cho cái lư hương ở chính điện phải chịu cơn giận cá chém thớt của hắn. Rút cuộc, 25 gã chỉ còn 1 kẻ duy nhất đứng trên võ đài, đây đó quanh đài là  những gã đệ tử tội nghiệp, kẻ bất tỉnh, kẻ chỉ còn thoi thóp nằm la liệt. Ở mé tả ngạn võ đài, Tây Môn Nam Thái đang cố gắng mang một bức huyết thư còn rỏ máu vào con bồ câu, có lẽ là kẻ trúng đòn nặng nhất, hắn sau đó chỉ còn đủ sức hét lên: 

- €œHãy đặt tên con ta là Tây Môn Suy Tuyết !!!!!

Rồi gục hẳn.
Ngọa Long Minh Thành